Nguyên nhân bị viêm tiền liệt tuyến và cách phòng bệnh

vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượu, thuốc lá. Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng.

là bệnh rất xảy ra ở độ tuổi trung niên, thường có hoạt động tình dục và được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị đúng. Nhiều bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt đi chữa bệnh nhưng không khỏi, bệnh kéo dài dai dẳng, có người điều trị năm bảy ngày thấy bớt triệu chứng đã bỏ điều trị, không tái khám nên tái phát và biến chứng nặng.

Triệu chứng

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường có các triệu chứng kích thích là:

– Tiểu đêm hay đái đêm, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt (luôn buồn tiểu), tiểu rớt giọt hay đái dắt.

– Các triệu chứng bế tắc là tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu buốt, rát, tiểu chậm – đi tiểu nhưng không tiểu được ngay, nặng nhất là bí tiểu (thường gặp khi viêm cấp tính).

– Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng đau vùng trên xương mu, bẹn bìu, tiểu khung đau cả vùng chậu nhỏ, và tầng sinh môn, vùng dưới thắt lưng. Có khi kèm rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật.

Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm.

Viêm tuyến tiền liệt mạn: Biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.

Có hai loại nhiễm trùng tuyến tiền liệt, ác tính và mãn tính. Nhiễm trùng ác tính xảy ra đột ngột và có một số hoặc tất các triệu chứng sau: Sốt và ớn lạnh, tiểu và xuất tinh đau rát, thường buồn tiểu và tiểu rắc, đau ở bụng và lưng dưới, iểu ra máu (thỉnh thoảng)

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính là do: Nhiễm trùng từ niệu đạo, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng qua quan hệ tình dục, có khi bị nhiễm trùng qua đường máu (ít gặp)…

Trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn từ dưới lên, kèm theo các bệnh hoa liễu sau các cuộc giao hợp. Chủng loại vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường là E.coli, ngoài ra còn các loại vi khuẩn khác có thể gây bệnh nhưng ít hoặc hiếm gặp hơn như clamydia, gonocoque, vi khuẩn lậu… Đặc điểm của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là viêm kéo dài kèm theo các cơn đau từng đợt cách quãng.

Biến chứng của bệnh

Biến chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính tùy thuộc vị trí tổn thương viêm: nếu ổ viêm ở chỏm tuyến tiền liệt sẽ phát triển thành những tổ chức xơ, gây ra tiểu khó vì xơ cứng cổ bàng quang, nếu viêm ở vùng đáy sẽ gây ra những đợt viêm kịch phát, nguồn gốc của những đợt đau và chảy mủ không liên tục. Đôi khi bệnh nhân còn bị hoại tử, bị vôi hóa tuyến tiền liệt ở chỗ bị viêm nhiễm, xuất tinh ra máu.

Trong trường hơp viêm tuyến tiền liệt không có liên quan đến một dạng viêm nhiễm nào, chứng bệnh có thể trở nên mãn tính và được gọi là viêm tuyến tiền liệt mãn tính hay gây nên hội chứng đau khung xương chậu mãn tính.

Vấn đề điều trị

Một trong những yếu tố làm bệnh viêm tuyến tiền liệt khó điều trị là “hàng rào” mô của tuyến tiền liệt ít cho kháng sinh thâm nhập. Vì vậy, kháng sinh chỉ vào được tuyến tiền liệt khoảng 10-20% hàm lượng thuốc uống nên phải kéo dài thời gian điều trị thuốc có khi lên đến 12 tuần. Thậm chí một số trường hợp khi điều trị bác sĩ phải đeo găng, đưa tay vào hậu môn bệnh nhân để xoa bóp tuyến tiền liệt cho chảy mủ ra, bơm nitrate bạc vào niệu đạo.

Sau đó kết hợp uống thuốc kháng sinh. Việc điều trị này phiền phức cho cả bác sĩ, bệnh nhân và ít bác sĩ biết điều trị đúng cách vì bác sĩ nội khoa thì không rành việc xoa bóp, còn bác sĩ ngoại khoa thì thường chỉ chú ý đến những bệnh nhân cần phẫu thuật. Nếu điều trị đúng bệnh có thể khỏi trong vòng hai tháng, tuy nhiên nếu những yếu tố nguy cơ vẫn còn thì dễ bị tái phát.

Các thuốc chẹn alpha nếu như người bệnh khó đi tiểu có thể giúp giãn cổ bàng quang và các thớ cơ nơi tiền liệt tuyến tiếp giáp với bàng quang, làm dễ tiểu tiện hơn và nhanh chóng giảm tải cho bàng quang. Một số thuốc giảm đau như aspirin, hoặc ibuprofen (Motrin, Advil…) sẽ làm người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý: uống quá nhiều các loại thuốc này dễ có những tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu hoặc loét dạ dày. Các loại thuốc giãn cơ cũng thường được sử dụng vì các cơn co cơ mu luôn đi kèm với bệnh viêm tiền liệt tuyến.

Phòng bệnh

Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp: thường lan truyền do các bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, v.v… cần tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận. Bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn tính: thường lao động quá sức hoặc phòng dục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt. Cần chú ý: vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượu, thuốc lá. Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng.

Người cao tuổi ăn chế độ nhiều rau và trái cây, ăn cà chua mỗi ngày. Giảm bớt thời gian đi xe đạp, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè lên tiền liệt tuyến và tránh ngồi quá lâu để cho tuần hoàn vùng hội âm lưu thông dễ dàng. Đối với người bệnh viêm tiền liệt tuyến, cần nên đi lại vận động nhiều.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *